Nhận thức của sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội về học liệu mở

Title: Nhận thức của sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội về học liệu mở
Authors: Nguyễn, Thị Kim Dung
Bùi, Thanh Thuỷ
Keywords: Nhận thức của sinh viên;Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn;Học liệu mở
Issue Date: 2016
Publisher: Hà Nội : ĐHQGHN
Citation: 12 tr.
Abstract: Có thể nói Học liệu mở là thuật ngữ vẫn còn khá mới mẻ với sinh viên Việt Nam nói chung, sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nói riêng. Mặc dù Chương trình Học liệu mở Việt Nam ra đời từ tháng 11/2005 nhưng kết quả khảo sát ở trên cho thấy sinh viên mới chỉ bước đầu tiếp cận thuật ngữ “học liệu mở” khi được chúng tôi đưa ra một số gợi ý trong Bảng hỏi. Hầu hết sinh viên mới hình dung học liệu mở có 3 đặc điểm: tồn tại trên Internet, miễn phí và được tự do chia sẻ. Rất ít sinh viên biết rằng học liệu mở cho phép người ta tự do sửa chữa nội dung nhưng vẫn phải trích dẫn nguồn của tác giả gốc. Phải chăng họ nghĩ rằng, nếu tự do sửa chữa nội dung sẽ liên quan tới vấn đề bản quyền tác giả. Vì thế bên cạnh một số câu hỏi nêu trên chúng tôi còn đề cập tới vấn đề trích dẫn nguồn tham khảo khi bạn sử dụng thông tin từ nguồn tài liệu khác. 80% sinh viên cho rằng cần phải chỉ nguồn rõ ràng để đảm bảo quyền tác giả, tránh đạo văn, tăng độ tin cậy, tính chính xác và khoa học cho bài viết, khi cần có thể tìm lại thông tin trích dẫn một cách dễ dàng, nhanh chóng. Tuy nhiên vẫn có 20% sinh viên trả lời “không cần trích dẫn”, lý do họ đưa ra là không cần thiết và mất thời gian, bởi thế mà hiện tượng đạo văn, vi phạm bản quyền tác giả trong các bài nghiên cứu của sinh viên hiện nay vẫn còn mắc phải.
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/11593
Appears in Collections:Kỷ yếu Hội nghị - Hội thảo (LIC)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Diffusion behaviour of corrosive solution environments in carbon black filled modified polyethylene linings

Sử dụng ISO trong quản lý thư viện

Một số đề xuất về việc xây dựng tài nguyên giáo dục mở tại Trường Đại học dân lập Hải Phòng